Tình trạng xì gà bị mốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị cũng như trải nghiệm của người hút. Vậy, nguyên nhân và cách xử lý khi xì gà mốc như thế nào? Mời bạn cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây chuyên gia của Xigavang nhé!
Nguyên nhân xì gà bị mốc
Nguyên nhân chính khiến cho xì gà bị mốc chính là độ ẩm quá cao. Trong môi trường có độ ẩm lớn hơn 80%, nấm mốc có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Do vậy, nếu bảo quản xì gà trong tủ đựng chuyên dụng. Bạn có thể kiểm tra hai yếu tố sau:
-
Độ ẩm tại nơi đặt tủ xì gà có vượt quá mức cho phép không?
-
Ẩm kế trong tủ đựng xì gà chuyên dụng có hoạt động đúng không?
Xử lý xì gà bị mốc như thế nào?
Nếu phát hiện một điếu xì gà bị mốc, bạn cần kiểm tra toàn bộ xì gà được bảo quản chung. Trong môi trường lý tưởng, nấm mốc có thể phát triển và lan ra toàn bộ tủ xì gà. Do đó, bạn cần kiểm tra tủ thường xuyên để xem xì gà có bị mốc không. Đối với những loại nấm mốc gây hại thì bạn nên bỏ xì gà để tránh nấm lây lan.
Các vấn đề khác của xì gà.
Bên cạnh những cách chữa xì gà bị mốc, bạn cũng có thể tham khảo cách xử lý xì gà khi gặp các trường hợp khác sau đây.
Xì gà bị nứt.
Tình trạng xì gà bị nứt hoặc rách lớp lá ngoài là trường hợp phổ biến. Vấn đề này có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
-
Xì gà bị khô, giòn gây ra nứt hoặc rách lá.
-
Người dùng cắt điếu quá sâu dẫn đến tình trạng mất đi phần kết dính lá Wrapper.
-
Lỗi của nghệ nhân cuốn lá.
Xì gà bị nứt ở bên trong điếu sẽ rất khó xử lý. Tuy nhiên, ngay khi phát hiện xì gà bị nứt. Bạn cần chuyển chúng vào môi trường bảo quản có độ ẩm tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, để hạn chế các vết nứt khác. Bạn chỉ có thể giữ chặt xì gà và thưởng thức.
Xì gà bị khô
Xì gà cần được bảo quản ở môi trường có độ ẩm từ 68% – 72%. Khi độ ẩm không đủ, xì gà sẽ bị khô. Từ đó gây ra tình trạng nứt và bị vỡ lớp vỏ bên ngoài.
Vậy, nên làm gì khi xì gà bị khô? Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng túi zip hoặc túi nilon để bảo quản. Hãy để xì gà trong túi kín trong vòng một tuần, xì gà sẽ trở lại trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng được đối với những điếu xì gà bị khô lớp lá ngoài.
Nếu như xì gà bị khô nhiều lớp và trở nên cứng. Bạn có thể quấn xì gà lại bằng báo và đặt trong hộp tạo độ ẩm. Nếu không có hộp đựng, hãy đặt xì gà được quấn báo vào hộp đựng thực phẩm. Sau đó đặt thêm miếng bọt biển có thấm nước cất vào chung. Lưu ý rằng không để nước trong bọt biển tiếp xúc trực tiếp với xì gà.
Xì gà bị tắc
Xì gà bị tắc (nghẹt) có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:
-
Xì gà kém chất lượng,
-
Xì gà thiếu độ ẩm hoặc quá mềm,
-
Xì gà bị tắc do lỗi của người cuốn,…
Để khắc phục xì gà bị tắc, bạn chỉ cần nhẹ và lăn đều điếu xì gà trên tay. Để đưa các lớp lá về đúng vị trí. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để thông xì gà bị tắc.
Xì gà bị đắng.
Độ ẩm cao chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng xì gà bị đắng. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần giảm độ ẩm cho xì gà. Hãy lấy xì gà ra khỏi tủ đựng chuyên dụng và để trong một chiếc hộp khác qua đêm. Điều này sẽ giúp xì gà khô từ từ và không ảnh hưởng nhiều đến hương vị.
Bên cạnh yếu tố độ ẩm, xì gà bị đắng cũng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
-
Thời gian hút xì gà quá nhanh.
-
Châm lửa xì gà không đúng cách.
-
Ảnh hưởng từ vị giác của từng người.
Xì gà lên tuyết
Xì gà lên tuyết thường bị nhầm lẫn với trường hợp xì gà bị mốc. Lên tuyết là tình trạng xì gà bị phủ lớp bụi màu trắng trên bề mặt. Vì xì gà được cuốn từ lá thuốc có dầu. Nên dầu tiết ra từ lá, sẽ xuất hiện dưới dạng bột mịn màu trắng.
Hiện tượng xì gà lên tuyết, không những không ảnh hưởng đến chất lượng của xì gà. Mà điều này còn thể hiện rằng đây là một điếu xì gà lâu năm và có chất lượng cao. Những người sưu tầm lâu năm luôn mong muốn xì gà lên tuyết. Vì đó chính là thời điểm thích hợp để thưởng thức.
Xì gà bị mọt
Xì gà cao cấp được làm thủ công từ lá xì gà phơi khô. Chính vì vậy, đây cũng là môi trường thuận lợi để mọt sinh sống và phát triển. Xì gà bị mọt có thể do hai nguyên nhân sau:
- Trứng mọt vẫn còn sót lại sau quy trình xử lý lá xì gà.
- Bao bì xì gà thô sơ khiến cho mọt dễ xâm nhập.
Với trường hợp xì gà bị mọt gặm nhiều, hãy đóng kín lại và mang bỏ. Nếu bị mọt ít, bạn có thể sử dụng máy sấy tóc để sấy xì gà. Tuyệt đối không dùng hoá chất hoặc dung dịch diệt trừ côn trùng. Vì điều này sẽ ảnh hưởng đến hương vị xì gà và gây hại đến sức khoẻ.
Hướng dẫn bảo quản xì gà
Theo các chuyên gia, xì gà nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 16-18 độ C. Với độ ẩm tiêu chuẩn trong khoảng từ 65%-70%. Xì gà được duy trì trong môi trường này có thể bảo quản được từ 5-10 năm.
Tuy nhiên, với đặc điểm khí hậu tại Việt Nam. Bạn rất khó để bảo quản xì gà ở nhiệt độ thường. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng các công cụ bảo quản chuyên nghiệp. Như ống Tubos, túi ziplock, hộp nhựa hay tủ đựng chuyên nghiệp có ẩm kế.
Tổng kết.
Xì gà là sản phẩm xa xỉ, do đó bạn nên bảo quản thật kỹ lưỡng. Qua bài viết này, Xì Gà Vàng hy vọng rằng bạn đã nắm rõ nguyên nhân cũng như một số cách xử lý xì gà bị mốc. Có các loại phụ kiện xì gà để giúp bạn có trải nhiệm thưởng thức tuyệt vời nhất. Để tham khảo thêm những thông tin hữu ích khác. Bạn có thể ghé thăm trang web của chúng tôi hàng tuần nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Cách hút cigar bằng tẩu từ chuyên gia Xigavang chia sẽ.
- Bật mí kinh nghiệm lâu năm về cách hút xì gà.
- Cách bảo quản xì gà thế nào cho hiệu quả nhất.
- Nghệ nhân chia sẽ cách làm xì gà chi tiết từ A đến Z.
- Nên hút xì gà nhanh hay chậm - 30/10/2024
- Bí quyết chọn những hương vị xì gà theo gu thưởng thức - 02/10/2024
- Mẹo loại bỏ mùi xì gà hiệu quả - 19/09/2024